Kinh doanh nhà hàng đặc biệt phát triển ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, mức độ đô thị hoá cao khiến các diện tích xây dựng bị chia nhỏ. Đồng thời, quan điểm của những chủ kinh doanh cũng đã đổi khác, một nhà hàng không cần quá bề thế. Theo đó những mô hình kinh doanh nhà hàng quán ăn nhỏ ra đời và ngày càng phát triển. Việc thiết kế quán ăn nhỏ ngày càng được chủ quán đầu tư và chăm chút nhiều hơn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh.
Một không gian nhà hàng dù là lớn hay nhỏ cũng cần phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng. Với những nhà hàng có diện tích hạn chế việc thiết kế nội thất cần phải được tính toán và đo lường chính xác cho từng chi tiết từ cánh cửa đến không gian riêng của quán ăn. Vì là diện tích nhỏ nên khi thiết kế cần phải xác định tỷ lệ chi tiết giữa không gian nhằn đảm bảo tối đa công năng sử dụng và tạo không gian thoải mái nhất cho khách hàng.
Đa số nhà kinh doanh hay mắc sai lầm khi thiết kế quán ăn nhỏ chỉ đề cao tính thẩm mỹ mà quên đi sự hợp. Trên thực tế, một nhà hàng sẽ có không gian đẹp hơn khi có nhiều khoảng trống hơn; do vậy không nên kê bàn ghế quá sát nhau vì sẽ làm không gian trở nên bức bối, dễ làm khách hàng mất đi sự riêng tư cần thiết. Theo kinh nghiệm của nhiều chủ nhà hàng, ban đầu nên kê bàn ghế với mật độ vừa phải vì thời gian đầu bạn chỉ có thể đạt được 50-70% công suất kinh doanh thực tế; sau 3 – 6 tháng kinh doanh tốt bạn mới nên tăng thêm số chỗ ngồi nếu cần. Chủ nhà hàng nên dành khoảng 50 – 60% diện tích cho khu vực phục vụ, 30% cho khu vực bếp, phần không gian còn lại dành cho khu vực kho và văn phòng. Thông thường, với một nhà hàng bình dân, nhà quản lý nên dành 1,4 -1,8 m2 cho mỗi chỗ ngồi. Với diện tích này, thực khách sẽ cảm thấy đủ thoải mái và đảm bảo đủ thuận tiện cho nhân viên hoạt động.
Việc tạo không gian riêng cho nhà hàng quán ăn nhỏ nên sử dụng rèm kéo, bình phòng… thay vì sử dụng vách ngăn kín điều này sẽ đảm bảo sự riêng tư giữa các không gian và khiến nhà hàng quán ăn của bạn trông rộng rãi hơn.
Thiết kế quán ăn nhỏ nên đề cao tối đa sự giản tiện. Nghĩa là hai yếu tố đơn giản và thuận tiện đều phải được đảm bảo. Cho một nhà hàng nhỏ, đồ dùng cũng nên đơn giản, ít chi tiết. Sự cầu kì rườm rà sẽ phá vỡ bố cục không gian, khiến nhà hàng của bạn trở nên bí bách. Bài trí nội thất là một trong yếu tố quan trọng đối với những nhà hàng quán ăn có diện tích. Việc thêm thắt vài chi tiết thiết kế theo sở thích hoặc bài trí theo ngẫu hứng không được tính toán kỹ lưỡng sẽ tạo nên sự thừa thải, không hòa hợp với tổng thể và tạo nên sự rối ren không bắt mắt và mắt điểm trong mắt khách hàng.
Thường những mặt bằng nhỏ hẹp cũng gặp phải giới hạn về chiều cao. Chính vì vậy nếu bạn lựa chọn màu sơn không phù hợp sẽ khiến cho nhà hàng trở nên u tối hơn trong không gian chật chội. Vì thế, khi thiết kế nhà hàng, người quản lý nên chọn các màu sơn tươi sáng, nhẹ nhàng, quy luật bù trừ của màu sắc được thể hiện rõ rệt.
Một gợi ý nhỏ cho bạn, màu của đồ nội thất nên đậm hơn so với màu tường 4, 5 tông. Để tăng chiều sâu cho không gian, khi thiết kế nhà hàng nên lựa chọn màu sơn tường, trần và gạch lát cùng tông với nhau. Bạn có thể tham gia lớp quản lý nhà hàng để hiểu thêm
Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với bất kì không gian nào. Đặc biệt với không gian nhà hàng khiêm tốn về diện tích, việc thiết kế ánh sáng phải thật hài hoà. Quản lý nhà hàng nên chọn các loại đèn theo xu hướng tối giản, không quá cầu kì. Thay vì sử dụng đèn chùm, đèn cây, đèn tranh,… bạn nên sử dụng hệ thống chiếu sáng đồng bộ. Khi thiết kế nhà hàng, bạn nên bố trí đèn ở những vị trí trung tâm nhà hàng để chiếu sáng cả khu vực mà không cần tốn quá nhiều bóng đèn.
Nếu nhà hàng của bạn không bị che chắn bởi các kiến trúc khác, hãy thiết kế những khung cửa lớn để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Thiết kế nhà hàng cũng nên chú ý tới khu vực giếng trời. Đây là giải pháp lấy sáng phổ biến đối với các công trình kiến trúc hình hộp – một “đặc sản” của quá trình đô thị hoá. Với những nhà hàng có không gian nhỏ, không đủ chi phí để cải tạo mặt bằng thì nên chú trọng thiết kế khu vực giếng trời, vừa giúp lấy sáng, lưu thông không khí cho nhà hàng vừa là một điểm nhấn đối với khách hàng. Ngoài ra, nếu đủ diện tích, bạn hãy dành một khu vực làm sân vườn để có thể nhận thêm ánh sáng tự nhiên.
Nhằm hạn chế sự tập trung của khách hàng vào không gian nhà hàng, nhà quản lý hãy tạo cho không gian của mình một điểm nhấn độc đáo và riêng biệt. Ví dụ như một bức tường đậm màu hay sử dụng vật liệu đặc biệt sẽ thu hút sự chú ý của khách hàng. Gương hay các bề mặt đánh bóng sẽ giúp nới rộng không gian nhà hàng của bạn.
Ngày nay, rất nhiều nhà hàng cũng áp dụng lối thiết kế này. Tuy nhiên bố trí các điểm nhấn này cần được tính toán kỹ lưỡng. Bạn không thể mỗi không gian đặt một điểm nhấn, bởi sự dàn trải sẽ làm thực khách thấy ngán ngẩm.
Thiết kế nội thất nhà hàng trước tiên phải đảm bảo tính đồng nhất, sau đó mới tính đến việc tạo ra điểm nhấn. Bởi dù được xét như một nét chấm phá, điểm khác biệt này vẫn phải có sự đồng điệu tương đối với không gian tổng thể. Một trong những yếu tố quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe hay quán ăn thành công là cách thiết kế không gian làm sao cho khách hàng cảm thấy thoải mái và có ấn tượng mạnh điều này thì khả năng khách hàng quay lại với bạn rất cao.
Bên cạnh không gian nội thất nhà hàng bạn có thể tạo ra nét độc đáo ấn tượng khác bằng chính những vật dụng đơn giản như: menu thực đơn, cách bài trí thức ăn bắt mắt, thực đơn mới lạ…với những chi tiết nhỏ này nhưng kết quả mang lại rất lớn.
Và nếu bạn đang có ý định cho việc kinh doanh nhà hàng hay một quán ăn nhỏ của mình trong thời gian sắp tới. Bạn đang tìm kiếm ý tưởng thiết kế từ một đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp. Bạn cần chừ gì mà không liên hệ với Lê Bảo Hân Corp chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn hỗ trợ dịch vụ và đưa ra giải pháp thiết kế thi công bảo đảm tính thẩm mỹ, công năng sử dụng cho từng không gian diện tích với mức chi phí tốt nhất.